~ Yán ~ Ngôn (Bộ Ngôn)

 ngôn, ngân (7n)

  • 1 : Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
  • 2 : Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn 一言. Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà 一言以蔽之曰思無邪 một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
  • 3 : Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi 五言詩 thơ năm chữ, thất ngôn thi 七言詩 thơ bảy chữ, v.v.
  • 4 : Mệnh lệnh.
  • 5 : Bàn bạc.
  • 6 : Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị 言告師氏 tôi bảo với thầy.
  • 7 : Một âm là ngânNgân ngân 言言 cao ngất, đồ sộ.

 

 đính (9n)

  • 1 : Hai bên bàn bạc với nhau cho kĩ rồi mới thỏa thuận gọi là đính. Như đính giao 訂交 đính kết làm bạn, đính ước 訂約.
  • 2 : Ðính chính lại sách vở cho đúng gọi là hiệu đính 校訂.

 

 phó (9n)

  • 1 : Báo tin có tang. Ta gọi là cáo phó 告訃.

 

 hoanh (9n)

  • 1 : Tiếng động lớn, tiếng to.

 

 kế, kê (9n)

  • 1 : Tính. Phàm tính gộp các môn lại để xem số nhiều hay ít đều gọi là kế. Như thống kế 統計 tính gộp cả, hội kế 會計 cùng tính cả, v.v. Vì thế nên sổ sách cũng gọi là kế. Nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc với các quan tính toán sổ sách để tập việc. Nên về đời khoa cử gọi thi hội là kế giai 計偕 là bởi đó.
  • 2 : Xét các quan lại. Như đại kế 大計 xét suốt cả các quan lại trong thiên hạ.
  • 3 : Mưu kế, mưu tính. Như đắc kế 得計 đắc sách (mưu hay).
  • 4 : Ta thường đọc là  cả.

 

 tấn (10n)

  • 1 : Hỏi. Kẻ trên hỏi kẻ dưới là tấn.
  • 2 : Thư hỏi thăm, như âm tấn 音訊 tăm hơi. Nguyễn Du 阮攸 : Cổ tự vô danh nan vấn tấn 古寺無名難問訊 chùa cổ không tên khó hỏi thăm.
  • 3 : Tiêu tức. Như hoa tấn 花訊 tin hoa nở.
  • 4 : Tra tấn. Như tấn cúc 訊鞫 tra xét lấy khẩu cung.
  • 5 : Can.
  • 6 : Nhường.
  • 7 : Mách bảo.
  • 8 : Mưu.
  • 9 : Nhanh chóng.

 

 hồng (10n)

  • 1 : Tan lở. Cùng tranh dành lẫn nhau gọi là nội hồng 內訌.

 

 thảo (10n)

  • 1 : Ðánh, đánh giết kẻ có tội gọi là thảo.
  • 2 : Tìm xét, dò xét.
  • 3 : Ðòi, tục gọi sự đòi lấy của cải gì của người là thảo.
  • 4 : Bỏ đi.

 

 hu, hủ (10n)

  • 1 : Khoe khoang.
  • 2 : Lớn, to.
  • 3 : Một âm là hủHủ hủ 訏訏 mông mênh.

 

 kiết, yết (10n)

  • 1 : Bới móc, bới móc việc riêng của người ra. Cũng đọc là chữ yết.

 

 di, tha, nãn (10n)

  • 1 : Di di 訑訑 nhơn nhơn tự đắc.
  • 2 : Một âm là tha. Lừa dối.
  • 3 : Lại một âm là nãn. Phóng túng.

 

 nhẫn (10n)

  • 1 : Nói ý tứ, lời nói thận trọng như khó khăn mới nói nên lời.

 

 huấn (10n)

  • 1 : Dạy dỗ.
  • 2 : Nói giải nghĩa cho rõ ra. Vì thế nên chua nghĩa sách cũng gọi là huấn.
  • 3 : Lời nói có thể làm phép được gọi là huấn. Như cổ huấn 古訓 lời người xưa dạy.
  • 4 : Thuận theo.

 

 san, sán (10n)

  • 1 : Chê, quở trách, kẻ dưới chê người trên gọi là san. Như san tiếu 訕笑 chê cười. Có khi đọc là sán.

 

 cật, ngật (10n)

  • 1 : Thôi hẳn, làm xong, sau cùng. Sổ sách tính toán xong gọi là thanh cật 清訖. Ta quen đọc là chữ ngật.

 

 thác (10n)

  • 1 : Nhờ, gửi hình tích mình ở bên ngoài gọi là thác túc 託足.
  • 2 : Thỉnh cầu, phó thác, nghĩa là nhờ người khác trông nom hộ, là uỷ thác cho người khác làm hộ.
  • 3 : Thác ra, mượn cớ. Như giả thác 假託 mượn cớ mà từ chối, thác phúng 託諷 lấy cái khác mà nói giễu người.

 

 kí (10n)

  • 1 : Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng 記誦 học thuộc cho nhớ.
  • 2 : Ghi chép. Như kí quá 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là . Như lễ kí 禮記 sách chép các lễ phép, du kí 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v .
  • 3 : Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí 書記.
  • 4 : Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là .
  • 5 : Dấu hiệu.

 

 ngoa (11n)

  • 1 : Làm bậy. Như ngoa ngôn 訛言 lời nói bậy, ngoa tự 訛字 chữ sai, v.v.
  • 2 : Tại cớ gì mà hạch đòi tiền của cũng gọi là ngoa. Như ngoa trá 訛詐 lừa gạt.
  • 3 : Hóa.
  • 4 : Động.

 

 nhạ (11n)

  • 1 : Ngờ lạ. Như thâm nhạ kì sự 深訝其事 sự ấy lấy làm kỳ lạ quá.

 

 tụng (11n)

  • 1 : Kiện tụng, đem nhau lên quan mà tranh biện phải trái gọi là tụng.
  • 2 : Cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy cái phải cũng gọi là tụng.
  • 3 : Dâng thơ tuyết oan cho người.
  • 4 : Trách phạt.
  • 5 : Khen ngợi.

 

 hân, hy (11n)

  • 1 : Vui, cùng nghĩa với chữ hân .
  • 2 : Nấu, hấp.
  • 3 : Một âm là hyHy hợp 訢合 hòa khí giao cảm.

 

 quyết (11n)

  • 1 : Quyết biệt, sắp đi xa lâu mà tặng bằng lời gọi là quyết. Lời nói của kẻ chết trối lại gọi là lời vĩnh quyết 永訣.
  • 2 : Phép bí truyền. Như trường sinh quyết 長生訣 cái phép bí truyền làm cho sống lâu.

 

 nột (11n)

  • 1 : Nói chậm chạp, nói ý tứ. Nói năng không được nhanh nhẹn gọi là nột sáp 訥譅.

 

 hung (11n)

  • 1 : Loạn.
  • 2 : Nói rầm rầm. Cùng nghĩa với chữ hung  hay chữ hung .

 

 phóng, phỏng (11n)

  • 1 : Tới tận nơi mà hỏi. Như thái phóng dân tục 採訪民俗 xét hỏi tục dân.
  • 2 : Dò xét. Ði dò những kẻ có tội mà chưa có ai phát giác gọi là phóng nã 訪拿 dò bắt, nhà báo mỗi nơi đặt một người thông tin tức gọi là người phóng sự 訪事.
  • 3 : Tìm lục. Như phóng bi 訪碑 tìm lục các bia cũ, phóng cổ 訪古 tìm tòi cổ tích.
  • 4 : Đi thăm hỏi, như tương phóng 相訪 cùng đến thăm nhau. Còn đọc là phỏng. Nguyễn Du 阮攸 : Tha nhật Nam qui tương hội phỏng, Lục Ðầu giang thượng hữu tiều ngư 他日南歸相會訪,六頭江上有樵漁 Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Ðầu đã có người đốn củi, người đánh cá.

 

 thiết (11n)

  • 1 : Sắp bày, đặt bày. Như trần thiết 陳設 bày đặt. Nhà vẽ tô mùi thuốc gọi là thiết sắc 設色.
  • 2 : Đặt. Như thiết lập 設立 đặt nên, dựng nên, thiết quan 設官 đặt quan, v.v.
  • 3 : Ví thử. Như thiết sử 設使 ví khiến.
  • 4 : Cỗ bàn.
  • 5 : To, lớn.

 

 hứa, hử, hổ (11n)

  • 1 : Nghe theo, ừ cho. Như hứa khả 許可 ừ cho là được.
  • 2 : Hẹn được. Như hứa thân tắc tiết 許身稷契 tự hẹn mình làm được như các bậc danh thần như ông Tắc ông Tiết.
  • 3 : Nước Hứa.
  • 4 : Một âm là hử. Dùng làm tiếng trợ ngữ. Như kỉ hủ 幾許 bao nhiêu thế, như hử 如許 như thế, chừng thế, v.v.
  • 5 : Nơi, chốn.
  • 6 : Một âm nữa là hổHổ hổ 許許 rầm rầm, tiếng mọi người cùng gắng sức.

 

 tố (12n)

  • 1 : Cáo mách. Như tố oan 訴冤 kêu oan.
  • 2 : Gièm chê.

 

 ha (12n)

  • 1 : Quát mắng.

 

 chẩn (12n)

  • 1 : Xem xét. Như chẩn bệnh 診病 xem bệnh, chẩn mạch 診脈 xem mạch, v.v.

 

 chú (12n)

  • 1 : Giải thích cho rõ nghĩa.
  • 2 : Chua vào, chép một điều gì vào sách gọi là chú sách 註冊.

 

 chứng (12n)

  • 1 : Can gián. Tục mượn dùng như chữ chứng  nghĩa là chứng cớ.

 

 cổ, hỗ (12n)

  • 1 : Lấy lời bây giờ mà giải thích lời nói ngày xưa gọi là cổ. Như cổ huấn 詁訓 chú giải nghĩa văn. Ta quen đọc là chữ hỗ.

 

 để (12n)

  • 1 : Mắng, nói tệ.
  • 2 : Vu, vu cáo.

 

 lị (12n)

  • 1 : Mắng. Mắng thẳng vào mặt gọi là mạ . Nói trạnh, nói mát, mắng xéo gọi là lị .

 

 cự (12n)

  • 1 : Há. Như cự khả 詎可 há nên, cự khẳng 詎肯 há chịu, đều dùng làm lời nói đoán trước chưa biết về sau ra thế nào cả.
  • 2 : Nếu. Quốc ngữ 國語 : Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu 詎非聖人,不有外患,必有内憂 nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.

 

 trá (12n)

  • 1 : Giả dối.
  • 2 : Tục gọi kẻ tạ cớ gì lấy của cải của người là trá (lừa).

 

 di (12n)

  • 1 : Đưa tặng. Như di thư 詒書 đưa thơ cho.
  • 2 : Di truyền, để lại. Cùng nghĩa với chữ di .

 

 chiếu (12n)

  • 1 : Ban bảo, dẫn bảo. Ngày xưa người trên bảo kẻ dưới là chiếu, từ nhà Tần nhà Hán trở xuống thì chỉ vua được dùng thôi, như chiếu thư 詔書 tờ chiếu, ân chiếu 恩詔 xuống chiếu ra ơn cho, v. v.

 

 bình (12n)

  • 1 : Phê bình, bình phẩm, nghĩa là đem việc gì đã làm hay văn chương sách vở đã làm ra mà bàn định phải trái hay dở vậy. Hứa Thiệu nhà Hậu Hán hay bàn bạc các nhân vật trong làng mạc, mỗi tháng lại đổi một phẩm đề khác, gọi là nguyệt đán bình 月旦評.

 

 bí (12n)

  • 1 : Vẹo, lệch, không được ngay ngắn. Như bí từ tri kì sở tế 詖辭知其所蔽 nghe lời nói bất chính biết là có chỗ che lấp, gian dối.
  • 2 : Biện luận.
  • 3 : Nịnh.
  • 4 : Sáng suốt.

 

 huýnh (12n)

  • 1 : Dò xét vào chỗ thiết yếu, dò la.

 

 truất (12n)

  • 1 : Cũng như chữ truất .

 

 trớ (12n)

  • 1 : Nguyền rủa. Trớ chú 詛咒 rủa, chửi rủa.

 

 từ (12n)

  • 1 : Lời văn.
  • 2 : Một lối văn để hát. Như từ khúc 詞曲.
  • 3 : Các chữ dùng để giúp lời văn đều gọi là từ. Như những chữ hề, ta, chỉ, tư 兮, 些, 只, 斯, v.v.
  • 4 : Bảo, nói.

 

 vịnh (12n)

  • 1 : Ngâm vịnh, đọc văn thơ đến chỗ có âm điệu phải kéo dài giọng đọc ra gọi là vịnh. Có khi viết là vịnh .

 

 tí, ti (13n)

  • 1 : Rỉa rói, chỉ trích cái lỗi của người ra mà chê trách gọi là .
  • 2 : Lường, cân nhắc.
  • 3 : Hán.
  • 4 : Nghĩ.
  • 5 : Bệnh, cái bệnh,
  • 6 : Xấu, không tốt.
  • 7 : Mắng nhiếc. Cũng đọc là ti.

 

 hủ (13n)

  • 1 : Khoe khoang. Như tự hủ 自詡 tự khoe mình.
  • 2 : Hòa, khắp hết.
  • 3 : Nhanh nhẹn.

 

 tuân (13n)

  • 1 : Hỏi han, hỏi nhiều người để quyết nên chăng gọi là tuân.
  • 2 : Tin.
  • 3 : Đều.

 

 nghệ (13n)

  • 1 : Đến, đến thẳng tận nơi gọi là nghệ. Như xu nghệ 趨詣 đến thăm tận nơi.
  • 2 : Cái cõi đã tới. Như học thuật tháo nghệ 學術造詣 chỗ đã học hiểu tới, trình độ học thuật.

 

 thí (13n)

  • 1 : Thử. Như thí dụng 試用 thử dùng.
  • 2 : Thi, so sánh tài nghệ để xem hơn kém gọi là thí. Như khảo thí 考試 thi khảo.
  • 3 : Dùng,
  • 4 : Nếm.
  • 5 : Dò thử.

 

 sát (13n)

  • 1 : Cũng như chữ sát .

 

 thi (13n)

  • 1 : Thơ, văn có vần gọi là thơ. Ngày xưa hay đặt mỗi câu bốn chữ, về sau hay dùng lối đặt năm chữ hay bảy chữ gọi là thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn.
  • 2 : Kinh thi.
  • 3 : Nâng, cầm.

 

 sá (13n)

  • 1 : Khoe.
  • 2 : Lạ lùng. Như sá dị 詫異 lấy làm lạ lùng.
  • 3 : Lừa dối.

 

 cấu (13n)

  • 1 : Mắng,
  • 2 : Nhục.

 

 quỷ (13n)

  • 1 : Dối trá, quỷ quyệt.
  • 2 : Lạ lùng, như thù hình quỷ chế 殊形詭制 chế ra những hình thù lạ lùng.
  • 3 : Trái.
  • 4 : Trách, trách nhiệm.

 

 thuyên (13n)

  • 1 : Ðủ, giải thích kỹ càng, nói đủ cả sự lẽ gọi là thuyên. Như thuyên giải 詮解 giải rõ nghĩa lý, lại như phân tích những lẽ khó khăn mà tìm tới nghĩa nhất định gọi là chân thuyên 真詮 chân lý của mọi sự, sự thật.

 

 cật (13n)

  • 1 : Hỏi vặn. Như cùng cật 窮詰 vặn cho cùng tận, diện cật 面詰 vặn hỏi tận mặt, v.v.
  • 2 : Cật triêu 詰朝 sáng sớm mai.
  • 3 : Trị.
  • 4 : Cấm.
  • 5 : Khuất khúc.

 

 thoại (13n)

  • 1 : Lời nói, phàm các lời nói tầm thường đều gọi là thoại. Như bạch thoại 白話 lời nói thông thường dễ hiểu. Một lối văn viết cho những người học ít xem dễ hiểu. Như nhàn thoại 閒話 câu chuyện thường.
  • 2 : Bảo.
  • 3 : Tốt, hay.

 

 cai (13n)

  • 1 : Cai quát đủ, nghĩa là bao quát hết thẩy. Như tường cai 詳該 tường tận.
  • 2 : Đáng nên. Như sự cai như thử 事該如此 việc nên phải như thế.
  • 3 : Dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì. Như cai xứ 該處 chỗ đó, cai án 該案 án đó.
  • 4 : Tục gọi thứ gì còn thiếu là cai. Như các tồn các cai 各存各該 nói trong cửa hàng, cái ấy còn cái ấy thiếu.

 

 tường (13n)

  • 1 : Rõ ràng, tường tất, tường tận, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì.
  • 2 : Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là tường văn 詳文.
  • 3 : Hết.
  • 4 : Lành. Cũng như chữ tường .

 

 chiêm, đạm (13n)

  • 1 : Xét, cấp giúp. Phép quan ngày xưa có một chức là chiêm sự phủ 詹事府 là một chức quan cung cấp mọi việc cho Thái tử.
  • 2 : Nói nhiều.
  • 3 : Đến.
  • 4 : Một âm là đạm. Ðủ.

 

 khôi (13n)

  • 1 : Đùa bỡn. Nói pha trò cho người ta nghe phải bật cười gọi là khôi hài 詼諧.

 

 hung (13n)

  • 1 : Cũng như chữ hung .

 

詿 quái (13n)

  • 1 : Lầm, lừa dối. Quan lại nhân sự gì mà bị trách phạt gọi là quái ngộ 詿誤. Nay thông dụng như chữ quái .

 

 lụy (13n)

  • 1 : Lời viếng. Thương kẻ chết mà làm lời thuật hành trạng của kẻ chết ra gọi là lụy.
  • 2 : Cầu cúng.

 

 tru (13n)

    • 1 : Giết, kể rõ tội lỗi ra mà giết đi gọi là

tru

    .
  • 2 : Giết cả kẻ nọ kẻ kia không những một người cũng gọi là tru.
  • 3 : Trách, phạt. Như tru cầu vô yếm 誅求無厭 nạo khoét không chán, lấy thần thế ép người phải đút của.
  • 4 : Cắt cỏ, phát cỏ. Như tru mao 誅茅 phát cỏ tranh.
  • 5 : Bị thương.

 

 cuống (13n)

  • 1 : Cũng như chữ cuống .

 

 khoa (13n)

    1 : Khoe khoang. 2 : Nói khoác. 3 : To lớn.

 

 chí (14n)

  • 1 : Ghi nhớ, như chí chi bất vong 誌之不忘 ghi nhớ chẳng quên.
  • 2 : Một lối văn kí sự. Như bi chí 碑誌 bài văn bia, mộ chí 墓誌 văn mộ chí, v.v.
  • 3 : Phả chép các sự vật gì. Như địa chí 地誌 sách chép một xứ nào, danh sơn chí 名山誌 sách chép quả núi có tiếng.
  • 4 : Nêu, mốc.

 

 nhận (14n)

    • 1 : Biện rõ, nhận biết. Như

nhận minh

認明

     nhận rõ ràng.
  • 2 : Ừ cho, bằng lòng cho. Như thừa nhận 承認 vâng cho là được, công nhận 公認 mọi người đều cho là được.

 

 cuống (14n)

  • 1 : Nói dối, lừa dối.

 

 thệ (14n)

  • 1 : Răn bảo. Họp các tướng sĩ lại mà răn bảo cho biết kỉ luật gọi là thệ sư 誓師.
  • 2 : Thề, đối trước cửa thần thánh nói rõ việc ra để làm tin gọi là thệ. Như chiết tiễn vi thệ 折箭爲誓 bẻ tên làm phép thề.
  • 3 : Mệnh lệnh.
  • 4 : Kính cẩn.

 

 đản (14n)

  • 1 : Nói láo, nói toáng. Như hoang đản bất kinh 荒誕不經 láo hão không đúng sự.
  • 2 : Ngông láo, người không biết sự xét nét mình cứ ngông nghênh, xằng gọi là phóng đản 放誕.
  • 3 : Nuôi. Nay gọi ngày sinh nhật là đản nhật 誕日.
  • 4 : Rộng.
  • 5 : Cả, lớn.
  • 6 : Dùng làm tiếng đệm đầu câu.

 

 bội (14n)

  • 1 : Cũng như chữ bội .

 

 dụ (14n)

  • 1 : Dỗ dành, dùng lời nói khéo khuyên người ta nghe theo mình gọi là dụ, lấy đạo nghĩa khuyên dẫn người ta làm thiện cũng gọi là dụ. Như tuần tuần thiện dụ 循循善誘 dần dần khéo dẫn dụ, nói người khéo dạy.
  • 2 : Lấy mưu gian mà dẫn người ta vào lối ác cũng gọi là dụ. Như dẫn dụ lương gia tử đệ 引誘良家子弟 quyến dỗ con em nhà lương thiện.

 

 tiếu (14n)

  • 1 : Nói mát. Như cơ tiếu 譏誚 chê trách qua loa.

 

 ngữ, ngứ (14n)

  • 1 : Nói, nói nhỏ. Như ngẫu ngữ 偶語 câu nói ngẫu nhiên, tư ngữ 私語 nói riêng.
  • 2 : Câu nói có đủ ý nghĩa tinh vi cũng gọi là ngữ. Như thành ngữ 成語 câu nói đã dùng, ai cũng dùng được, lời ngắn mà có đủ ý nghĩa, ngữ lục 語錄 bản chép các lời nói hay. Như các học trò chép các lời đức Khổng Tử đã nói lại gọi là bộ Luận ngữ 論語.
  • 3 : Ra hiệu, như thủ ngữ 手語 lấy tay ra hiệu.
  • 4 : Một âm là ngứ. Bảo. Như cư ngộ ngứ nhữ 居吾語汝 ngồi đấy ta bảo mày.

 

 thành (14n)

  • 1 : Thành thực, chân thực.
  • 2 : Tin, như thành nhiên 誠然 tin thực thế.

 

 giới (14n)

  • 1 : Bài văn răn bảo. Như giới tử thư 誡子書 thơ răn bảo con.
  • 2 : Trừng giới, dùng hình phạt nhẹ cho biết sợ.
  • 3 : Sai, bảo.

 

 vu (14n)

  • 1 : Lừa dối, không mà bảo là có gọi là vu. Như vu cáo 誣告 cáo láo, như người ta nói vu oan, vu khống đều là nghĩa ấy cả.
  • 2 : Xằng bậy.

 

 ngộ (14n)

  • 1 : Lầm. Như thác ngộ 錯誤 lầm lẫn.
  • 2 : Làm mê hoặc.
  • 3 : Bị sự gì nó làm lụy.

 

 cáo (14n)

  • 1 : Bảo, trên bảo dưới là cáo.
  • 2 : Lời sai các quan, như cáo mệnh 誥命 sắc vua ban cho quan.
  • 3 : Kính cẩn.
  • 4 : Bài văn răn bảo.

 

 tụng (14n)

  • 1 : Tụng rành rọt, đọc sách lên giọng cho rành rọt gọi là tụng.
  • 2 : Khen ngợi, như xưng tụng 稱誦
  • 3 : Bài tụng, như bài thơ.
  • 4 : Oán trách.

 

 hối (14n)

  • 1 : Dạy bảo, lấy lời mà dạy gọi là hối. Như giáo hối 教誨 dạy bảo khuyên răn.
  • 2 : Lời dạy.

 

 thuyết, duyệt, thuế (14n)

  • 1 : Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết 演說thuyết minh 說明.
  • 2 : Ngôn luận.
  • 3 : Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ 論語 : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ 學而時習之,不亦說乎 (Học nhi 學而) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư ?
  • 4 : Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế 遊說 đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

 thùy (15n)

  • 1 : Gì, là tiếng nói không biết rõ tên mà hỏi. Như tính thậm danh thùy 姓甚名誰 tên họ là gì ?
  • 2 : Ai. Như kì thùy tri chi 其誰知之 ai người biết được ? thùy hà 誰何 ai thế ? Nguyễn Du 阮攸 : Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc 一天春興誰家落 một trời xuân hứng không biết rơi vào nhà ai ?

 

 khóa (15n)

  • 1 : Thi, tính. Phàm định ra khuôn phép mà thí nghiệm tra xét đều gọi là khóa. Như khảo khóa 考課 khóa thi, công khóa 工課 khóa học, v.v.
  • 2 : Thuế má. Như diêm khóa 鹽課 thuế muối.
  • 3 : Quẻ bói. Như lục nhâm khóa 六壬課 phép bói lục nhâm.

 

 tối (15n)

  • 1 : Mắng nhiếc.
  • 2 : Hỏi.
  • 3 : Bảo, cáo mách.
  • 4 : Can, can gián. Khuất Nguyên 屈原 : Triêu tối nhi tịch thế 朝誶而夕替 sớm can gián thì chiều bị phế truất.

 

 phỉ (15n)

  • 1 : Chê, thấy người ta làm trái mà mình chê bai gọi là phỉ. Như phỉ báng 誹謗 nói xấu, bêu riếu.

 

 nghị (15n)

  • 1 : Cũng như chữ nghĩa .
  • 2 : Tình bè bạn chơi với nhau. Như thế nghị 世誼 tình nghĩa đời đời chơi với nhau.

 

 ngân (15n)

  • 1 : Ngân ngân 誾誾 rẽ ràng hòa hoãn mà can mà tranh biện.
  • 2 : Mùi thơm sực nức.

 

調 điều, điệu (15n)

  • 1 : Điều hòa. Như điều quân 調勻 hòa đều nhau.
  • 2 : Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調停.
  • 3 : Cười cợt. Như điều hí 調戲 đùa bỡn, điều tiếu 調笑 cười cợt, v.v.
  • 4 : Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調兵 phái lính đi.
  • 5 : Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調任 đổi quan đi chỗ khác.
  • 6 : Lường tính . Như điệu tra 調查 tra xét tính toán lại xem.
  • 7 : Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
  • 8 : Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khi với vận ăn nhau mà nên dịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 才調. Nguyễn Du 阮攸 : Kỳ trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 其中自有清商調,不是愁人不許知 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

 

 siểm (15n)

  • 1 : Nịnh nọt, ton hót.

 

 truân (15n)

  • 1 : Chăm dạy.
  • 2 : Giúp.
  • 3 : Truân truân 諄諄 dặn đi dặn lại.
  • 4 : Cùng nghĩa với chữ đỗi .

 

 đàm (15n)

  • 1 : Bàn bạc, hai bên cùng nhau bàn bạc sự vật lung tung đều gọi là đàm. Như thanh đàm 清談 bàn suông.

 

 ủy, dụy (15n)

  • 1 : Từ chối, đặt lời giả thác mà từ đi không nhận gọi là uỷ.
  • 2 : Làm lụy. Cũng đọc là chữ dụy.

 

 thỉnh, tính (15n)

  • 1 : Thăm hầu. Như thỉnh an 請安 hỏi thăm xem có được bình yên không.
  • 2 : Hỏi, kẻ dưới hỏi người trên thì dùng chữ thỉnh. Như thỉnh giáo 請教 xin dạy bảo cho, thỉnh thị 請示 xin chỉ bảo cho, v.v.
  • 3 : Xin. Như thỉnh tưởng 請獎 xin ban khen cho.
  • 4 : Tạ tội cũng gọi là thỉnh. Như thỉnh tội 請罪 xin tạ tội.
  • 5 : Bảo.
  • 6 : Một âm là tính. Mời. Như tính khách 請客 mời khách.

 

 tránh (15n)

  • 1 : Can, ngăn, lấy lời nói mà ngăn người khỏi làm điều lầm lỗi.
  • 2 : Kiện, cãi.

 

 tưu (15n)

  • 1 : Mưu, hỏi, chọn ngày tốt gọi là tưu cát 諏吉.

 

 trác (15n)

  • 1 : Lời gièm pha, cáo mách.

 

 lượng (15n)

  • 1 : Tin, thực.
  • 2 : Lường, xét. Như lượng năng 諒能 may hay làm được đấy, lượng khả 諒可 may có thể đấy. Dùng làm chữ suy nguyên đến tình, thăm dò tới ý.
  • 3 : Lượng thứ, tha thứ. Như kiến lượng 見諒 sẽ thấy lượng thứ cho.
  • 4 : Tin cho.
  • 5 : Cố chấp, giữ điều tin nhỏ.

 

 luận, luân (15n)

  • 1 : Bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận. Như công luận 公論 lời bàn chung của số đông người bàn, dư luận 輿論 lời bàn của xã hội công chúng.
  • 2 : Lối văn luận, đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên chăng gọi là bài luận.
  • 3 : Xử án.
  • 4 : Nghĩ.
  • 5 : Kén chọn.
  • 6 : So sánh. Cũng đọc là chữ luân.

 

 thẩm (15n)

  • 1 : Nghĩ, xét. Tục dùng như chữ niệm , chữ thẩm .

 

 phổ (15n)

  • 1 : Tục dùng như chữ phổ .

 

 du (16n)

  • 1 : Nịnh hót.

 

 điệp (16n)

  • 1 : Dò xét, người đi dò thám quân lính bên giặc gọi là điệp, tục gọi là tế tác 細作.
  • 2 : Cùng nghĩa với chữ điệp  nhiều lời.
  • 3 : Cùng nghĩa với chữ điệp .

 

 biển (16n)

  • 1 : Nói khéo, lường gạt.
  • 2 : Khoe khoang.

 

 thị (16n)

  • 1 : Ðúng, phải, cùng nghĩa với chữ thị .
  • 2 : Xét rõ.

 

 huyên (16n)

  • 1 : Cùng nghĩa với chữ huyên  quên.
  • 2 : Cùng nghĩa với chữ huyên . Như huyên hoa 諠譁 rầm rĩ.

 

 thụy (16n)

  • 1 : Tên hèm, lúc người sắp chết người khác đem tính hạnh của người sắp chết ấy so sánh rồi đặt cho một tên khác để khi cúng giỗ khấn đến gọi là thuỵ. Ta gọi là tên cúng cơm.

 

 ngộn (16n)

  • 1 : Nói đùa, nói pha trò, trong các bài văn du hý chêm thêm cho vui gọi là ngộn. Tục gọi là đả ngộn 打諢.

 

 ngạc (16n)

  • 1 : Lời nói ngay thẳng. Thiên nhân nặc nặc, bất như nhất sĩ chi ngạc 千人之諾諾,不如一士之諤 nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng.

 

 đế, đề (16n)

  • 1 : Xét kỹ, rõ. Như đế thị 諦視 coi kỹ càng.
  • 2 : Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn 真言. Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế 得妙諦 được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế 苦諦. Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế 集諦. Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế 滅諦. Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế 道諦, bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế 四諦.
  • 3 : Một âm là đề. Khóc lóc.

 

 hài (16n)

  • 1 : Hòa hợp. Như âm điệu ăn nhịp nhau gọi là hài thanh 諧聲, mua hàng ngã giá rồi gọi là hài giá 諧價.
  • 2 : Sự đã xong cũng gọi là hài.
  • 3 : Hài hước. Như khôi hài 詼諧 hài hước.

 

 gián (16n)

  • 1 : Can, ngăn, can gián.

 

 dụ (16n)

  • 1 : Bảo, người trên bảo người dưới gọi là dụ. Như thượng dụ 上諭 dụ của vua.
  • 2 : Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
  • 3 : Tỏ.
  • 4 : Thí dụ.

 

 ti, tư (16n)

  • 1 : Mưu, hỏi. Ta quen đọc là chữ Tư tuân dân ý 諮詢民意 trưng cầu dân ý.

 

 húy (16n)

  • 1 : Kiêng, húy kị, có điều kiêng sợ mà phải giấu đi gọi là húy.
  • 2 : Chết, cũng gọi là bất húy 不諱. Tiếng chết là tiếng người ta kiêng nên gọi kẻ chết là bất húy.
  • 3 : Tên người sống gọi là danh, tên người chết gọi là húy. Như người ta nói kiêng tên húy, không dám gọi đúng tên mà gọi chạnh đi vậy.

 

 am (16n)

  • 1 : Quen, am tường, nghe đã kỹ mà hiểu đã thấu gọi là am. Như am luyện 諳練 thành thuộc, lão luyện.
  • 2 : Nói mặt.

 

 kham (16n)

  • 1 : Tin. Như thiên nan kham, mệnh mị thường 天難諶命靡常 trời khó tin, mệnh chẳng thường.
  • 2 : Thực.

 

 phúng (16n)

  • 1 : Đọc sách, đọc lên cao giọng gọi là phúng. Như phúng tụng 諷誦 đọc tụng ngâm nga.
  • 2 : Nói mát, nói thác một chuyện khác mà khiến cho người tỉnh biết đổi lỗi đi gọi là phúng. Như trào phúng 嘲諷 riễu cợt, trào phúng.

 

 chư (16n)

  • 1 : Chưng, có ý nghĩa nói chuyện về một chỗ. Như quân tử cầu chư kỉ 君子求諸己 (Luận ngữ 論語) người quân tử chỉ cầu ở mình.
  • 2 : Chăng, ngờ mà hỏi. Như hữu chư 有諸 có chăng ?
  • 3 : Mọi, nói tóm các việc không chỉ riêng một việc nào. Như chư sự 諸事 mọi việc, chư quân 諸君 các ông, v.v.
  • 4 : Dùng làm tiếng giúp lời. Như nhật cư nguyệt chư 日居月諸 mặt trời đi, mặt trăng đi. Ðời sau nhân đó dùng chữ cư chư như chữ nhật nguyệt, như vị nhĩ tích cư chư 爲爾惜居諸 vì mày tiếc ngày tháng.

 

 ngạn (16n)

  • 1 : Lời tục ngữ.
  • 2 : Viếng thăm.
  • 3 : Thô tục.

 

 huyên (16n)

  • 1 : Quên, cũng như chữ huyên .
  • 2 : Cùng nghĩa với chữ huyên , như yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối 焉得諼草言樹之背 (Thi Kinh 詩經) sao được cỏ huyên, trồng ở sau nhà.
  • 3 : Lừa dối.

 

 nặc (16n)

  • 1 : Dạ. Dạ nhanh gọi là dụy , dạ thong thả gọi là nặc Thiên nhân nặc nặc, bất như nhất sĩ chi ngạc 千人之諾諾,不如一士之諤 nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng.
  • 2 : Vâng, ừ, ưng cho. Như bất khinh nhiên nặc 不輕然諾 không dám vâng xằng. Tục ngữ nước Sở có câu đắc hoàng kim bách cân, bất như đắc Quý Bố nhất nặc 得黃金百斤不如得季布一諾 được trăm cân vàng, không bằng được một lời vâng của ông Quý Bố. Bây giờ gọi lời vâng, lời hứa là kim nặc 金諾 là vì đó.
  • 3 : Văn thư có chữ ký riêng làm dấu hiệu gọi là nặc. Như hoạch nặc 畫諾 ký tên kèm làm hiệu.

 

 mưu (16n)

  • 1 : Toan tính, toan tính trước rồi mới làm gọi là mưu. Như tham mưu 參謀 cùng dự vào việc mưu toan ấy, mưu sinh 謀生 toan mưu sự sinh nhai, nay gọi sự gặp mặt nhau là mưu diện 謀面 nghĩa là mưu toan cho được gặp mặt nhau một lần vậy.
  • 2 : Mưu kế.
  • 3 : Mưu cầu.

 

 yết (16n)

  • 1 : Yết kiến, vào hầu chuyện, người hèn mọn muốn xin vào hầu bực tôn quý, để bẩm bạch sự gì gọi là yết.
  • 2 : Bảo, cáo.
  • 3 : Danh thiếp.
  • 4 : Kẻ canh cửa.

 

 vị (16n)

  • 1 : Bảo, lấy lời mà bảo là vị.
  • 2 : Bình luận. Như Luận ngữ nói Tử vị Nam Dung 子謂南容 đức thánh Khổng bình luận tư cách ông Nam Dung.
  • 3 : Gọi là. Như thử chi vị đại trượng phu 此之謂大丈夫 thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
  • 4 : Rằng, dùng làm tiếng phát ngữ.
  • 5 : Nói.
  • 6 : Chăm, siêng.
  • 7 : Cùng.
  • 8 : Cùng nghĩa với chữ như .

 

 đằng (17n)

  • 1 : Sao, chép, trông bản kia sao ra bản khác cho rõ ràng. Như đằng hoàng 騰黃 lấy giấy vàng viết tờ chiếu cho rõ ràng.

 

 sưu, sảo (17n)

  • 1 : Bảo nhỏ, bỏ nhỏ.
  • 2 : Một âm là sảo. Nói đùa.

 

 phiến (17n)

  • 1 : Rủ rê. Lấy lời nói làm cho người nghe mà mê hoặc gọi là phiến hoặc 謆惑 hay phiến động 謆動.

 

 kiển (17n)

  • 1 : Khó nói. Như ngữ ngôn kiển sáp 語言謇澀 nói năng ngượng nghịu như thể khó khăn mới nói ra được một tiếng vậy.
  • 2 : Lời nói thẳng. Như đại thần hữu kiển ngạc chi tiết 大臣有謇諤之節 bầy tôi lớn có cái khí tiết nói thẳng can vua.
  • 3 : Dùng làm tiếng phát ngữ.

 

 hoang (17n)

  • 1 : Nói dối.

 

 ca (17n)

  • 1 : Cũng như chữ ca .

 

 mê (17n)

  • 1 : Câu đố.

 

 tiểu, tẩu (17n)

  • 1 : Nhỏ bé.
  • 2 : Một âm là tẩu. Lời rủ rê dỗ dành.

 

 mật, mịch (17n)

  • 1 : Yên lặng. Cũng đọc là mịch. Như tĩnh mịch 靜謐.

 

 hước (17n)

  • 1 : Nói đùa, nói bỡn.

 

 tắc (17n)

  • 1 : Nổi lên, trỗi lên, khởi lên.
  • 2 : Tắc tắc 謖謖 cứng cỏi. Lý Nguyên Lễ tắc tắc như kính tùng hạ phong 李元禮謖謖如勁松下風 ông Lý Nguyên Lễ có dáng cứng cỏi như gió thổi dưới cây thông to vậy.
  • 3 : Khép nép.

 

 báng (17n)

  • 1 : Chê bai, báng bổ, thấy người làm việc trái mà mọi người cùng xúm lại chê bai mai mỉa gọi là báng.

 

 khiêm, khiệm (17n)

  • 1 : Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
  • 2 : Một âm là khiệm. Thỏa thuê.

 

 giảng (17n)

    • 1 Hòa giải, lấy lời nói bảo cho hai bên hiểu ý tứ nhau mà hòa với nhau không tranh giành nhau nữa gọi là

giảng

    • . Như

giảng hòa

講和

    .
  • 2 : Giảng giải, lấy lời nói mà nói cho người ta hiểu rõ nghĩa gọi là giảng. Như giảng thư 講書 giảng sách, giảng kinh 講經, v.v.
  • 3 : Bàn nói.
  • 4 : Tập, xét.
  • 5 : Mưu toan.

 

 tạ (17n)

  • 1 : Từ tạ. Như tạ khách 謝客 từ không tiếp khách, xin thôi không làm quan nữa mà về gọi là tạ chánh 謝政.
  • 2 : Lui, như xuân thu đại tạ 春秋代謝 mùa kia lui đi mùa nọ thay đến, hoa rụng cũng gọi là hoa tạ 花謝.
  • 3 : Tạ. Như tạ tội, tạ lỗi, tạ ơn.

 

 dao (17n)

  • 1 : Câu vè, bài hát có chương có khúc gọi là ca , không có chương có khúc gọi là dao . Như phong dao, ca dao, v.v.
  • 2 : Lời bịa đặt, như dao ngôn 謡言 lời nói bịa đặt.

 

 khánh (18n)

  • 1 : Khánh khái 謦欬 tiếng cười nói. Tiếng nói nhẹ nhàng gọi là khánh, tiếng nói nặng mạnh gọi là khái.

 

 mô (18n)

  • 1 : Mưu đã định hẳn rồi gọi là . Như viễn mô 遠謨 mưu định sâu xa.
  • 2 : Mưu làm.

 

 trích (18n)

  • 1 : Khiển trách, trách phạt. Quan phạm tội phải đày ra ngoài biên thùy gọi là trích thú 謫戍 hay trích giáng 謫降.
  • 2 : Lỗi lầm.
  • 3 : Biến khí.

 

 mậu (18n)

  • 1 : Nói xằng, nói bậy.
  • 2 : Sai lầm. Sai chi hào li, mậu dĩ thiên lí 差之毫厘,謬以千里 sai một li, đi một dặm.

 

 trớ (18n)

  • 1 : Cũng nghĩa với chữ trớ .

 

 âu (18n)

  • 1 : Cất tiếng cùng hát, ngợi hát. Âu ca tiên liệt anh hùng sự tích 謳歌先烈英雄事跡 ca ngợi sự tích anh hùng của các bậc tiên liệt.
  • 2 : Tiếng trẻ con.

 

 ngao (18n)

  • 1 : Mỉa mai, chê. Mọi người cùng than thở gọi là ngao ngao 謷謷.
  • 2 : Rộng lớn, mông mênh.

 

 cẩn (18n)

  • 1 : Cẩn thận, cẩn trọng, nghĩa là làm việc để ý kỹ lưỡng không dám coi thường.
  • 2 : Kính. Như cẩn bạch 謹白 kính bạch.

 

 di (18n)

  • 1 : Cái nhà hay cái đài làm biệt ra hẳn một chỗ.

 

 hô (18n)

  • 1 : Cùng nghĩa với chữ  .

 

 mạn, man (18n)

  • 1 : Lừa dối, lấy lời nói bịp người gọi là mạn.
  • 2 : Trễ nải.
  • 3 : Man mạc. Cũng đọc là chữ man.

 

 hoa (18n)

  • 1 : Rầm rĩ. Như huyên hoa 諠譁.

 

 hi (19n)

  • 1 : Ôi chao ! tiếng sợ hãi.
  • 2 : Nóng.

 

 đỗi (19n)

  • 1 : Oán trách, ghét.

 

 chứng (19n)

  • 1 : Chứng cớ, nghĩa là cứ lấy cái đã nghe đã thấy để xét nghiệm thực tình vậy. như kiến chứng 見證chứng cứ 證據, v.v.
  • 2 : Chứng bệnh.

 

 ưng (19n)

  • 1 : Trả lời lại. Nay thông dụng như chữ ưng .

 

 quyệt (19n)

  • 1 : Lừa lọc, quỷ quyệt, biến trá trăm khoảnh nghìn cách khiến cho người không xét được gọi là quyệt. Như quyệt quỷ 譎詭. Vì thế nên sự vật gì bối rối khúc chiết cũng gọi là quyệt.
  • 2 : Quyền thuật.
  • 3 : Nói cạnh.

 

 ky (19n)

  • 1 : Quở trách, chê, thấy người lầm lỗi mà hơi lộ ý chê gọi là ky.
  • 2 : Hỏi vặn, kiểm tra, xem xét. Sách Mạnh Tử 孟子 nói quan ky nhi bất chinh 關譏而不征 các cửa ô chỉ xét hỏi mà không đánh thuế.

 

 soạn (19n)

  • 1 : Tục dùng như chữ soạn .

 

 trấm, tiếm (19n)

  • 1 : Cáo mách, vu vạ.
  • 2 : Nói gièm.
  • 3 : Một âm là tiếm. Cùng nghĩa với chữ tiếm .

 

 thức, chí (19n)

  • 1 : Biết, phân biệt, thấy mà nhận biết được.
  • 2 : Hiểu biết. Như tri thức 知識kiến thức 見識, v.v.
  • 3 : Một âm là chí. Cùng nghĩa với chữ chí  ghi nhớ.
  • 4 : Khoản chí 欵識 những chữ đúc vào chuông, đỉnh. Chữ đúc lồi ra ngoài gọi là khoản , chữ đúc lõm vào gọi là chí .

 

 tiếu (19n)

  • 1 : Mắng qua, trách mắng qua loa.
  • 2 : Một âm là tiều. Cái chòi cao ở trên thành gọi là tiều lâu 譙樓.

 

 đàm (19n)

  • 1 : To lớn.
  • 2 : Bàn bạc. Cũng như chữ đàm .
  • 3 : Trễ tràng.
  • 4 : Họ Ðàm.

 

 trấm (19n)

  • 1 : Tục dùng như chữ trấm .

 

 phổ, phả (19n)

  • 1 : Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ 家譜 phả chép thế thứ trong nhà họ.
  • 2 : Niên phổ 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ 同普. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ 譜兄弟.
  • 3 : Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

 

 táo (20n)

  • 1 : Reo rầm rầm, nhiều tiếng reo hò gọi là táo.
  • 2 : Chê trách.

 

 cảnh (20n)

  • 1 : Răn bảo, lấy lời nói ghê gớm khiến cho người phải chú ý nghe gọi là cảnh. Như cảnh chúng 警眾 răn bảo mọi người. Vì thế nên báo cáo những tin nguy biến ngoài biên thùy gọi là cảnh.
  • 2 : Phòng bị trước. Ngày xưa vua đi ra đều cấm không cho ai đi lại để phòng sự phi thường gội là cảnh tất 警蹕. Nay các nơi đặt tuần phu hay đội xếp để phòng bị sự xảy ra cũng gọi là cảnh cả. Như tuần cảnh 巡警cảnh sát 警察, v.v.
  • 3 : Đánh thức.
  • 4 : Nhanh nhẹn.
  • 5 : Kinh hãi.

 

 chiêm, thiềm (20n)

  • 1 : Nói mê, nói sảng. Ta quen đọc là thiềm.

 

 thí (20n)

  • 1 : Ví dụ.
  • 2 : Hiểu rõ.
  • 3 : Ví như.

 

 dịch (20n)

  • 1 : Dịch ra, dịch tiếng nước này sang tiếng nước khác gọi là dịch.
  • 2 : Diễn dịch nghĩa kinh.

 

 nghị (20n)

  • 1 : Bàn, bàn về sự lý để phân biệt phải trái gọi là luận , bàn về sự lý để định việc nên hay không gọi là nghị . Như hội nghị 會議 họp bàn, quyết nghị 決議 bàn cho quyết xong để thi hành.
  • 2 : Một lối văn, như tấu nghị 奏議 sớ tâu vua và bàn các chánh sách hay dở thế nào.
  • 3 : Chê. Như thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị 天下有道則庶人不議 thiên hạ có đạo thì kẻ thứ nhân không chê.
  • 4 : Kén chọn.

 

 thiện (20n)

  • 1 : Nguyên là chữ thiện .

 

 sáp (21n)

  • 1 : Chậm chạp, ấp úng. Nói năng không được nhanh nhẹn gọi là nột sáp 訥譅.

 

 khiển (21n)

  • 1 : Trách phạt (có tội bị trách phạt). Như khiển trách 譴責 lên án, phê phán.
  • 2 : Tội.

 

 hộ (21n)

  • 1 : Giúp đỡ. Như hộ vệ 護衛bảo hộ 保護, v.v.
  • 2 : Che chở. Như đản hộ 袒護 bênh vực che chở cho. Tờ bồi phong kín cũng gọi là hộ. Như hộ phong 護封.

 

 trù (21n)

  • 1 : Đắn đo.
  • 2 : Trù trương 譸張 lừa dối.

 

 dự (21n)

  • 1 : Khen, khen những cái hay của người gọi là dự.
  • 2 : Tiếng khen. Như danh dự 名譽.
  • 3 : Yên vui.

 

 trích (21n)

  • 1 : Tục dùng như chữ trích .

 

 tiễn (22n)

  • 1 : Nông nổi, hẹp hòi. Như tiễn lậu 譾陋 nghe thấy hẹp hòi.

 

 độc, đậu (22n)

  • 1 : Đọc, đọc cho rành rọt từng câu từng chữ gọi là độc. Như thục độc 熟讀 đọc kỹ.
  • 2 : Một âm là đậu. Một câu đậu. Trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là  , nửa câu gọi là đậu . Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy.

 

 thẩm (22n)

  • 1 : Cùng nghĩa với chữ thẩm .

 

 biến, biện (23n)

  • 1 : Biến đổi. Như biến pháp 變法 biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa 變化.
  • 2 : Sai thường, sự tình gì xảy ra khác hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố 變故 có sự hoạn nạn, biến đoan 變端 manh mối nguy hiểm, v.v.
  • 3 : Quyền biến, dùng mưu kỳ chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến 機變quyền biến 權變, v.v.
  • 4 : Động.
  • 5 : Một âm là biện. Chính đáng.

 

 triệp (23n)

  • 1 : Sợ, mất khí.

 

 yên (23n)

  • 1 : Sum họp yến ẩm. Có khi dùng như chữ yến .

 

 thù (23n)

  • 1 : Đáp lại, tùy câu hỏi mà trả lời lại từng câu từng mối gọi là thù.
  • 2 : Đền trả ngang cái giá đồ của người gọi là thù. Như thù trị 讎直 trả đủ như số.
  • 3 : Ngang nhau.
  • 4 : Đáng.
  • 5 : Ứng nghiệm.
  • 6 : Cừu thù, thù hằn.
  • 7 : So sánh, như đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem có sai lầm không gọi thù hiệu thù 校讎.

 

 sàm (24n)

  • 1 : Gièm pha, thêu dệt các lời nói bậy làm cho mất cái hay cái phải của người đi gọi là sàm.

 

 nhượng (24n)

  • 1 : Trách, lấy nghĩa lớn trách người gọi là nhượng.
  • 2 : Nhường nhịn, nhún nhường, nhường cho.
  • 3 : Từ bỏ.

 

 lan (24n)

  • 1 : Nói vu khống cho người, nói man.

 

 sấm (24n)

  • 1 : Lời sấm ký, sự chưa xẩy ra mà đã biết trước và nói bằng cách bí ẩn không cho người biết đích ngay, chờ khi sự xẩy ra rồi mới biết thế là sấm. Như ta nói sấm ông Trạng Trình vậy.

 

 hoan (25n)

  • 1 : Nô đùa rầm rĩ.
  • 2 : Vui mừng.

 

 tán (26n)

  • 1 : Khen ngợi, tán thán.
  • 2 : Văn tán, một lối văn tán dương công đức người và vật.
  • 3 : Giúp.

 

 đảng (27n)

  • 1 : Nói thẳng. Như đảng ngôn 讜言 lời nói thẳng thắn.

 nghiện (27n)

  • 1 : Nghị tội, luận tội, chuyển án lên toà trên, kết thành án rồi gọi là định nghiện 定讞.

 độc (29n)

  • 1 : Phỉ báng, lời oán thống nhập cốt tủy.