Lường thiên xích tân ca

(Lường thiên xích là chỉ thất sắc, Cửu khí trong đại số Lạc thư)

Thùy đắc lường thiên xích nhất chi

Bộ lường trung ngoại cổ kim thi

Tử sinh đắc thất tùy thám sách

Quá hiện vị lai liễu liễu tri

Tứ thiên dư niên xuất thế cửu,

Tế nhân tằng hữu kỷ danh sư?

Nhất triêu khám phá cá trung diệu

Tuế nguyệt lưu tinh tịnh nhật thời

Bả bính đắc ư lai khứ khẩu

Hóa cơ tiến thoái biện hào ti

Các gia các hữu nhất thiên địa

Vô đố vô khi vô phi nghị

Tạo vật ám trung hành chế hạn

Thập niên dĩ nội kỷ giai tư

Thí khán thử học thông hành biến,

Bác ái hòa bình khởi phá tư

[ihc-hide-content ihc_mb_type=”block” ihc_mb_who=”unreg” ihc_mb_template=”1″ ]

Hán văn:

谁得量天尺一只,

步量中外古今事。

死生得失随探索,

过去未来了了知。

四千余年出世久,

济人曾有几名师?

Hà đồ:

河图

河图以十数合五方,五行,阴阳,天地之象。图式以白圈为阳,为天,为奇数;黑点为阴,为地,为偶数。并以天地合五方,以阴阳合五行,所以图式结构分布为:一与六共宗居北方,因天一生水,地六成之;二与七同道居南方,因地二生火,天七成之;三与八为朋居东方,因天三生木,地八成之;四与九为友居西方,因地四生金,天九成之;五与十同途,居中央,因天五生土,地十成之。

原文網址:https://kknews.cc/geomantic/magrrb2.html

Tài liệu tham khảo

九九八十一步量天尺(三元九运推算指法)

Jiǔjiǔbāshíyī bù liàng tiān chǐ (sān yuán jiǔ yùn tuīsuàn zhǐfǎ)

Cửu cửu bát thập nhất bộ lượng thiên xích (Tam nguyên cửu vận thôi toán chỉ pháp)

https://ydygfs.com/wap.php?action=article&id=8766

量天尺新哥诗

Lượng Thiên Xích Tân Ca Thi

玄空風水

Huyền không phong thủy

Hé tú

Bản đồ sông

LƯỜNG THIÊN XÍCH

Huyền Không phân bố 9 con số của Lạc Thư theo một quỷ đạo cố định, có tên là Lường Thiên Xích. Gọi là Lượng Thiên Xích vì nó được coi là một cây thước[Xích] để đo lường [Lượng] vận trời [Thiên].  Lường Thiên Xích còn được gọi là Cửu Tinh Đãng Quái, hay là thứ tự di chuyển của Cửu Tinh trong Lạc Thư.

Nói về vòng Lường Thiên Xích, sách Trạch Vận Tân Án có viết “Thùy đắc Lượng Thiên Xích nhất chi; Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi; Tử sinh đắc thất tùy thám sách; Quá hiện vị lai liễu liễu tri.” Tạm dịch là: Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích; Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay; Tìm hiểu được sự sống chết và được mất; Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.

Lường Thiên Xích là sự di chuyển của 9 ngôi sao theo thứ tự nhất định.

(1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC.
(2) Từ TÂY BẮC lên TÂY.
(3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC.
(4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM.
(5) Từ NAM xuống BẮC.
(6) Từ BẮC lên TÂY NAM.
(7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG.
(8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM.
(9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung.

Đó chính là bộ pháp (cách di chuyển) của Cửu tinh. Phải biết được nó, mới có thể biết cách bài bố tinh bàn cho 1 trạch vận mà luận đoán cát, hung được.

Tuy Cửu tinh di chuyển theo 1 quỹ đạo nhất định là từ trung cung xuống TÂY BẮC, rồi từ đó lên TÂY. . ., nhưng khi di chuyển thì chúng sẽ tạo ra 2 tình huống: Thuận và Nghịch

1) Di chuyển THUẬN: Theo thứ tự từ số nhỏ lên số lớn, chẳng hạn như từ 5 ở trung cung xuống 6 ở TÂY BẮC, rồi lên 7 ở phía TÂY, xuống 8 phía ĐÔNG BẮC…;

2) Di chuyển NGHỊCH: Theo thứ tự từ số lớn xuống số nhỏ, chẳng hạn như từ 5 ở trung cung xuống 4 ở TÂY BẮC, lên 3 ở phía TÂY, xuống 2 ở phía ĐÔNG BẮC…

Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên tắc phân định âm-dương của Tam nguyên long.

***      TAM NGUYÊN LONG 
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên”chỉ thời gian như đã nói trong“Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi “ nên gọi là Tam nguyên Long”.
Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn Dương và 4 sơn Âm như sau:

– THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.
– ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.
– NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch, khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỜNG THIÊN XÍCH.(điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận).
Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long , ta sẽ thấy trong mổi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa,Thiên, Nhân nguyên long, theo chiều kim đồng hồ.

Thí dụ  Như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử.

Trong 3 nguyên Địa –Thiên – Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.

Mười Sửu – Đức Trọng

LƯỜNG THIÊN XÍCH

[/ihc-hide-content]