Bí pháp cơ bản của phái huyền không

Chủ trương ban đầu của phái Lý khí là bí truyền pháp môn, chỉ truyền khẩu quyết cho một số ít đệ tử được chọn. Chỉ tới cuối triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) khi tác phẩm “Thẩm Thị Huyền Không Học” do Thẩm Trúc Nhưng trứ tác xuất hiện. Các kiến thức về Lý Khí, Huyền Không được truyền bá rộng rãi. Đặt dấu chấm hết cho thời kỳ bí truyền của phái Lý khí.

[ihc-hide-content ihc_mb_type=”block” ihc_mb_who=”unreg” ihc_mb_template=”1″ ]

A. PHƯƠNG VỊ CỦA PHÁI HUYỀN KHÔNG

玄空飞星 – Xuán kōng fēi xīng – Huyền Không Phi Tinh

(P.172 sách Thẩm thị huyền không học trong bối cảnh kiến trúc hiện đại)

Phái Bát trạch chỉ lấy tám phương vị làm chuẩn nhưng trong phái Huyền Không Phi Tinh người ta lại tính toán phương vị tỉ mỉ hơn, một phương vị chính được chia ra làm 3, tổng cộng biến thành 24 phương vị. Lấy hướng Đông Bắc làm thì dụ: 1/ Chính hướng Đông Bắc, 2/ Hướng Đông Bắc nghiêng về hướng đông 3/ Hướng Đông Bắc nghiêng về hướng Bắc.

Các phương vị còn lại theo đó mà suy thì tổng cộng thành 24 phương vị. (Xem hình H.238). Do đó có 24 tọa và hướng. Thí dụ lấy căn nhà tọa chính Bắc, hướng chính Nam để hình dung, phái Huyền không sẽ gọi là Tọa Tý Hướng Ngọ. Việc xác định tọa hướng trong phái Huyền Không phải sử dụng la bàn chi tiết hơn phái Bát trạch.

Phan cung 24 huong

H.238 Phân cung 24 hướng

B. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỌA HƯỚNG

Xem Phong Thủy cho một căn nhà, ngoại trừ nghiên cứu loan đầu (tức hoàn cảnh bên ngoài) của căn nhà ra, phái Huyền Không cũng như phái Bát Trạch, người ta còn xét tới vấn đề khí suy vượng của bản trạch để định cát hung; vì vậy việc định tọa hướng rất quan trọng, vì tọa hướng khác nhau sẽ tạo ra tinh bàn khác nhau.

Việc suy đoán tọa hướng của dương trạch (như công ty, nhà hàng, công xưởng, nơi ở…) theo phái Huyền Không, cũng tương tự phái Bát Trạch, thông thường có mấy phương pháp dưới đây:

  1. Có nhiều đơn vị trong một tòa nhà lớn thì tất cả đều lấy cửa của tòa nhà lớn làm hướng, thí dụ cửa chính của tòa nhà là hướng mão thì tòa nhà đó tọa dậu (tây), hướng mão (đông).
  2. Nếu tòa nhà lớn có nhiều cửa ra và thì lấy cửa chính của tòa nhà ấy làm hướng.
  3. Phàm các trung tâm thương mại, quảng trường… Có nhiều cửa, chỉ lấy cửa chính của đơn vị chủ quản làm hướng.
  4. Nếu bên ngoài cửa sổ có minh đường khá lớn (tục gọi là “thực đáo cá”) thì lấy cửa sổ làm hướng (?); mà minh đường phải là những nơi có một khoảng không gian lớn như công viên, bãi đất trống, bãi đậu xe…

Thực ra việc suy tính tọa hướng của dương trạch cần phải lưu ý phối hợp nhiều phương tiện của hoàn cảnh (tức loan đầu). Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này với một mức độ chuyên sâu hơn ở dưới.

C. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỂM LẬP CỰC

D. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TỌA HƯỚNG

E.

[/ihc-hide-content]