Bát trạch phi tinh

Bát cung phi tinh gọi tắt là “Cung phi” hay là “Dịch quái Phong thủy” hay là “Bát trạch Phong thủy” Pháp này chỉ dùng 8 cung của địa bàn “Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài” làm căn bản. Có rất nhiều nhà Phong Thủy cho rằng lý luận của phái “Bát trạch” quá ư là đơn giản, do nó dựa trên nguyên lý, phân chia nhà ở và mệnh tướng của con người ra làm hai. Nếu nhà ở tương phối với mệnh tướng của con người thì cát lợi. Ngược lại nếu nhà ở không tương phối được với mệnh quái của người ở thì hung. Dù nói thế nào đi nữa, phái Bát trạch Phong thủy đúng là một phái Phong thủy rất chú trọng việc tương phối giữa nhà ở với cung mệnh con người; và điều này chính là lý luận tối cơ bản của họ.

[ihc-hide-content ihc_mb_type=”block” ihc_mb_who=”unreg” ihc_mb_template=”1″ ]

Phái bát trạch Phong thủy không dùng hết 24 sơn hướng như các phái khác, chỉ dùng 8 cung của Bát quái nên gọi là Bát trạch. Nguyên lý của nó đặt một cung vào giữa, phi ra 8 phương mà định thành trạch quái. Pháp này chia 8 cung thành 2 nhóm: Đông trạch và Tây trạch.

  • Càn, Khôn, Cấn, Đoài: Thuộc Tây tứ trạch
  • Khảm Ly, Chấn, Tốn: Thuộc Đông Tứ trạch.

Kiền

Khôn

Ly

Khảm

Chấn

Cấn

Đoài

Tốn

Phiên Âm & Dịch Nghĩa:

Kiền tam liên (Kiền có 3 vạch liền)

Khôn lục đoạn (Khôn 6 nét đứt)

Ly trung hư (Ly rỗng giữa)

Khảm trung mãn (Khảm đặc giữa)

Chấn ngưỡng bồn (Chấn chậu ngửa)

Cấn phúc uyển (Cấn chén úp)

Đoài thượng khuyết (Đoài trên thiếu)

Tốn hạ đoạn (Tốn dưới đứt)

Ghi chú:  Đây chỉ là 1 cách dùng để ghi nhớ các quẻ. (Nhantu.net)

Hai nhóm này tính theo Ngũ hành: Từng nhóm tương sinh cho nhau như – Cấn Khôn thuộc Thổ tương sinh cho Càn, Đoài thuộc Kim. Gọi nhóm này con nhà “Tây Tứ Trạch”.

Khảm là Thủy, Tương sinh cho Chấn Tốn là Mộc, Chấn Tốn mộc tương sinh cho Ly thuộc Hỏa. Nên gọi nhóm này là con nhà “Đông Tứ Trạch”

Trước hết ta cần phân biệt sự khác biệt giữa Âm Dương, Âm trạch và Dương trạch.

Âm trạch: Lấy sơn làm chủ, coi trọng Địa khí; Dương Trạch: Lấy hướng làm chủ, coi trong Nhân khí (Môn khí). Đất núi thuộc Âm, nên tọa thực triều hư, lấy Huyền vũ sơn; Đông bằng thuộc Dương, nên tọa không triều mãn, lấy Huyền vũ thủy. Mộ hay nhà: Thì đằng trước thuộc Dương, đằng sau thuộc Âm. Trong phong thủy Huyền không học, hướng quyết định toàn bộ trạch vận. Hướng suy thì toàn bộ trạch vận đều suy, hướng vượng thì toàn bộ trạch vận đề vượng. Về phần Bát trạch, ngày nay cách sách viết bày bán trên thị trường có rất nhiều, nội dung về Bát trạch đại đa số như nhau, chỉ có: “Một nơi lấy tọa sơn làm chủ, một nơi lấy hướng làm chủ”, là trái ngược nhau. Nên nhiều người hoang mang chưa biết đâu là hư, đâu là thật.

Sách luận về Bát trạch sâu rộng, chỉ có những cổ thư như “Chu Thư” của Hoàng Thạch Công biên soạn; Bát Trạch Minh Cảnh và Dương Trạch Tam Yếu, Hoàng Đế Trạch Kinh… luận rất chi tiết, nội dung lý luận rất trùng khớp; có thể làm tài liệu nòng cốt đáng tin cậy nhất cho khoa Bát trạch. Tuy rằng khoa Phong thủy Bát Trạch chỉ là pháp môn phụ trợ, chứ không phải pháp môn chủ yếu trong thuật Phong thủy, nhưng điểm ưu tú của pháp môn này đưa Mệnh trạch chủ vào cùng vòng địa bàn để cùng luận cát hung, mà các pháp môn khác không có. Nhưng các nhà phong thủy từng trải ít dùng đến pháp môn này, vì rằng nó quá đơn giản chỉ có 2 nhóm Đông – Tây tứ trạch nên không giải quyết được nhiều chi tiết mà con người cần đến. Cho dù sơn cước hay phố thị, kết luận chung của các sách là: Nhà phải mở cửa ngõ ra hướng cát là Sinh khí, Thiên y, Diên niên, so với mệnh chủ; và bếp thì tọa (đặt) vào phương hung, hướng vào phương cát   (Lưu ý: ĐÂY LÀ MỘT ĐIỂM TRANH CÃI – Tham khảo thêm Dương Cơ Chứng Giải của Lộc Dã Phu P.177 – Tuviglobal.com ) . Đó là quy tắc mà xưa nay đều lấy đấy làm kim chỉ nam cho khoa Bát trạch Phong Thủy. (P.75 DTTL)

Căn cứ vào pháp môn Loan đầu của Phong thủy, đặt mộ thường lấy phương thức thúc khí của long mạch để rót Địa khí vào đầu mộ, rất coi trọng về tọa sơn. Nên tọa sơn là chính, hướng là thứ. Xét câu “Tọa hạ nhược vô chân khí mạch, nhãn tiền hưu vấn kỷ trùng sơn, nghĩa là: Nếu nằm ở nơi không có khí mạch, thì bao nhiêu núi non đẹp đẽ trước mắt cũng bằng không”. Nên dùng “bát trạch” cho mộ phần thì lấy tọa sơn làm chủ để nhập trung cung là hữu lý.

Theo Sơn pháp và thủy pháp, để khỏi phạm bát sát của sơn (?), và bát sát của thủy về nhà ở vùng sơn cước, đều lấy Địa khí của Long làm sinh khí để vào nhà giống như Âm phần, nên lấy tọa sơn làm chủ, để nhập trung cung. Còn như những nhà không lấy long mạch làm căn bản; như lấy đường đi thâu Môn khí “Nhân khí” vì người xe qua lại tạo thành sinh khí, hoặc lấy nước ở minh đường làm hướng tức là dùng “Thiên khí” thì nên lấy Hướng làm chủ, nhập trung cung phi các cung khác. Sách “Dương Trạch Tam Yếu” thì lấy hướng làm chủ nhập trung cung (? ) (ĐOẠN NÀY CHƯA HIỂU GÌ CẢ). Còn các cổ thư như: Hoàng Đế Trạch Kinh, Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành, Kham Dư, Bộ Dương Trạch Điển Tịch không lấy tọa sơn hay hướng, mà chỉ dùng Mệnh Trạch chủ để luận cát hung.

  • Nhà ở vùng sơn cước: Lấy Long định huyệt, theo thủy lập hướng, thì lấy sơn làm chủ, để thuận phi các cung khác. Như: Nhà hoặc mộ tọa Tây hướng Đông là Trạch Đoài v.v…
  • Nhà ở đất bình dương, phố thị: Dùng môn khí nên lấy hướng làm chủ, để thuận phi các cung khác. Như nhà: Cũng tọa Tây, hướng Đông nhưng là nhà Trạch Chấn …
  • Hoặc là: Mộ thuộc Âm nên lấy phương tọa sơn làm chủ. Nhà thuộc Dương nên lấy hướng nhà làm chủ. Để nhập trung cung mà định ra Trạch quái.

KẾT LUẬN

Theo sách cổ không nên lấy Sơn hay Hướng làm quái số nhập trung cung, vì rằng sơn hướng rất phức tạp, như có nơi lấy hướng theo nước, theo minh đường, theo ánh sáng, theo nơi thấp, dựa núi cao, theo đường sá …. Nên sách này khuyên nên lấy mệnh quái (Cung phi mệnh chủ) nhập trung cung, phi ra 8 cung khác, cùng nhóm với nhau (Đông trạch hay Tây tứ trạch) thì nên đặt hương hỏa, phòng ngủ, phòng học, mở cửa ngõ, làm hướng bếp, đào giếng; khác nhóm thì nên làm cầu tiêu, phòng tắm, đặt bếp. Phương pháp này đúng tinh thần của Bát trạch là đem mệnh chủ phối hợp với địa bàn, cùng phán đoán cát hung.

Người ta cho rằng khoa Địa lý Phong thủy từ đời Đường chia thành hai trường phái: Phái Trọng Sơn và Phái Trọng Hướng.

Trường phái Giang Tây: là trường phái do Dương Quân Tùng sáng lập, gọi là phái Loan Đầu (Hình thế) chú trọng Long, Huyệt, Sa, Thủy, Hướng gọi là Địa Lý Ngũ Quyết. Trường phái này truyền bá rộng rãi ở Giang Tây, ít điều cấm kỵ, mọi người dễ hiểu, dễ tiếp thu do vậy lưu hành rộng rãi. Hình phái lấy sơn làm trọng. Gọi tắt là phái Trọng Sơn.

Trường phái Phúc Kiến: Còn gọi là trường phái Lý Khí, do Vương Cấp, Trần Chuyển sáng lập và truyền bá rộng rãi ở Phúc Kiến. Lý luận rất phức tạp, coi trọng hướng của La Kinh. Vừa mượn lý luận Loan đầu, cộng thêm thuyết Chu Dịch, nên ít người hiểu nổi, do đó truyền bá trong phạm vi hẹp. Trường phái này cũng tôn Dương Quân Tùng làm tổ sư. Gọi tắt phái này là Phái Trọng Hướng.

Trong thực tế, “Trong anh nọ đã có anh kia”, nên khó phân biệt rạch ròi đâu là Loan Đầu, đâu là Lý khí. Chỉ có một điều người làm địa lý phải biết, khi nào nên “Trọng Sơn” khi nào nên “Trọng Hướng” đó mới chính là điều yếu quyết của khoa Phong Thủy. Chứ không có phái nào trọng sơn hay trọng hướng cả.

TRẠCH QUÁI VÀ MỆNH QUÁI

 

 

 

[/ihc-hide-content]